Mục lục
Bơm tiền có nhiều cách
1. In tiền bơm vào hệ thống ngân hàng để giảm áp lực, thanh khoản khoản dồi dào và ngân hàng sẽ hạ lãi suất khiến tiền gửi kém hấp dẫn khuyến khích dân mang ra mua sắm tiêu xài đầu tư cổ phiếu, đầu tư sản xuất, đầu cơ đất …
2. Giảm dự trữ bắt buộc giải phóng lượng tiền bị giam dự trữ trong ngân hàng.
3. Mua đô la tăng dự trữ ngoại hối khiến đồng usd khan hiếm hơn, tiền đồng nhiều hơn.
4. Mua trái phiếu chính phủ mua tài sản tài chính …
Tất cả mọi cách đều làm cho tiền lưu thông trong xã hội tăng lên (cảm giác giàu có hơn).
Nửa sau chu kỳ bơm tiền sẽ là chu kỳ hút tiền về để ngăn lạm phát.
Thắt chặt = ngược lại với bơm tiền
1. Tăng lãi suất khiến các kênh khác kém hấp dẫn, người dân gởi tiền vào nhà bank = tiền lưu thông ít đi
2. Tăng dự trữ bắt buộc thu lượng tiền trong xã hội về trong ngân hàng 3. Bán đô la làm tiền khan hiếm hơn
4. Thắt chặt tín dụng: đưa ra nhiều luật và siết hạn mức cho vay khiến việc vay khó khăn hơn.
Tất cả mọi cách đều làm giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội.
Cách nền kinh tế vận hành – 4 chu kỳ
Chính phủ sẽ dùng 3 công cụ là cung tiền, lãi suất và tín dụng để điều hành nền kinh tế và điều này tạo ra chu kỳ lạm phát kinh tế bao gồm: phục hồi, tăng trưởng, suy thoái và khủng hoảng.
Ở nước phát triển như VN, bơm tiền giúp kích thích tăng trưởng kinh tế.
Khi bơm tiền lành mạnh ở mức 6-7%/ năm, duy trì lãi suất thấp và ưu đãi tín dụng thì kích thích kinh tế phát triển tốt. Khi lạm phát cao dần thì lãi suất sẽ tăng + siết tín dụng để kìm hãm lại.
1. Giai đoạn suy thoái sau đỉnh tăng trưởng = tiền dồn hết vào đất, ôm cổ phiếu bất động sản
Mỗi chu kì kinh tế khi qua đỉnh tăng trưởng vào đoạn suy thoái là chỉ có bơm tiền và bơm tiền kích thích.
Thường vào đoạn suy thoái, việc bơm tiền là rất mạnh để níu kéo, kéo dài sự tăng trưởng nên dẫn đến bong bóng. Ở thời điểm này, sản xuất kinh doanh không thể hấp thụ hết nguồn tiền khổng lồ bơm ra, tất cả ngành nghề đều bão hòa, suy thoái và không thể phát triền và sinh lợi cao hơn tỷ suất bơm tiền nên thường càng sản xuất, kinh doanh càng chết.
Theo quy luật tiền sẽ tìm về chỗ trũng là tài sản bền vững để trú ngụ đó là bất động sản. Lúc này quả bong bóng tài sản sẽ hình thành và dần lớn lên.
Tiền in nhiều hơn > đất nên giá bất động sản tăng (đất là loại tài sản khan hiếm, không thể in như tiền).
Bong bóng bất động sản sẽ nổ khi hấp thụ hết lượng tiền bơm ra và cung bất động sản bắt đầu nhiều hơn > tiền.
Lãi suất bắt đầu tăng, quỹ tín dụng bắt đầu cạn và siết
2. Giai đoạn khủng hoảng = bán cổ phiếu đất, mua vàng
Thắt chặt tiền tệ, tiền thu về nên < ít hơn đất = nổ bong bóng bất động sản = bán ôm tiền. Khi lãi suất huy động > 20% tiền sẽ chảy vào ngân hàng, lợi nhuận nhiều hơn mua bất động sản.
- Khi thắt tín dụng = tiền ít đi, hàng hóa, tài sản giảm giá thì mình cần ôm tiền.
- Chu kỳ này có luật phá sản ngân hàng không đền nên ôm tiền gửi ngân hàng cũng chết, càng nhiều tiền càng nguy hiểm nên có thể dân k dám gởi bank nhiều.
- Mua vàng thì có thể bị cấm, bị bắt, có thể mất luôn.
3. Giai đoạn hồi phục = ôm cp sản xuất
Mua đất vị trí đẹp khi lãi suất tiền gửi giảm về <=6% (2013-2018) thì người dân sẽ rút tiền ngân hàng về mua bất động sản, chứng khoán tích trữ => bất động sản, chứng khoán sẽ bắt đầu có thanh khoản, dễ bán, nhiều người quan tâm, đó là giai đoạn bắt đầu phục hồi.
Tiếp đó để kích thích nền kinh tế, ngân hàng nhà nước sẽ in tiền, và mua lại trái phiếu chính phủ hoặc tài sản tài chính, giúp chính phủ bơm tiền cho cả nền kinh tế = cung cấp tín dụng cho vay nhiều hơn => các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận vốn vay lãi suất thấp, làm ăn tốt hơn, thu nhập và giá cả tăng lên => tiền này lại chảy qua mọi ngả ngách và vào bất động sản, chứng khoán. Lúc này bạn đầu tư bất động sản và chứng khoán là có lợi nhất, cụ thể giai đoạn những năm 2013 – 2015 là tốt nhất để mua vào.
4. Giai đoạn tăng trưởng và đỉnh chu kì:
Các doanh nghiệp sảm xuất, xuất khẩu phát triển thần tốc, giá cổ phiếu tăng nước rút là đỉnh chu kì tăng trưởng như 2017 đến hết quý I – 2018. Đại đa số cổ phiếu tăng giá thần tốc = đỉnh => thời điểm này cần sáng suốt bán hết cổ phiếu sảm xuất, xuất khẩu, xây dựng . . Và nhắm vào những cổ phiếu bất động sản có kì vọng cao với quỹ đất nhiều, giá vốn thấp, dùng vốn hiệu quả … Để chuẩn bị cho thời kì bơm tiền ở giai đoạn suy thoái.
Chu kỳ kinh tế nó cứ lặp đi lặp lại như thế, ai hiểu được và ngồi vào đúng thiên thời thì giàu.